Ông đã nghiên cứu rất nhiều các hiện tượng quang học để từ đó có thể viết ra một phương trình kiểu mẫu. Những khó khăn mà ông gặp phải và cần giải quyết bao gồm hiệu ứng Mach band, sự cân bằng giữa số lượng đa giác và chất lượng hình ảnh sao cho không làm quá tải bộ nhớ rất có hạn của máy tính thời đó, các phản xạ và tán xạ ở đường cong, nhận biết các phần bị che của mô hình.
Trong môi trường giả lập, thuật toán dùng để làm mất những phần bị che của mô hình cũng quan trọng không kém thuật toán dùng để vẽ nên những phần được thấy. Một hình khối 3D chỉ được xem là hoàn thiện khi có thể xoay 360 độ mà không gặp lỗi hình học. Từ đó, ông cho ra công thức mô hình đổ bóng.
Việc đi đến một công thức là bước quan trọng nhất của bất cứ nghiên cứu điện toán nào. Một ví dụ nhỏ cho thấy ảnh hưởng của một thuật toán: Cùng một hãng phim hoạt hình nhưng bộ phim ra đời năm 2016 có chất lượng một trời một vực với bộ phim ra đời năm 2006. Trong thế giới game, sự chênh lệch này còn rõ rệt hơn. Sự tiến bộ trong chất lượng hình ảnh chỉ có 30% là do máy móc tối tân hơn, 70% còn lại là do con người tiếp tục hoàn thiện các thuật toán.
Thuật toán của Phong có thể coi là nền tảng cho hàng trăm thuật toán đồ họa khác phát triển: được đặt theo tên ông là "Phong shading", và nếu không có thuật toán này, những chương trình nặng ký hiện nay như 3D Max, Maya, Cinema 4D, RenderMan... chưa chắc sẽ tồn tại.
Thiên tài đoản mệnh
Năm 1973, sau khi nhận bằng tiến sĩ với đề tài nghiên cứu gồm ba mục chính:
- Nguyên lý đổ bóng (Phong shading)
- Mô hình phản chiếu (reflection model)
- Phương pháp nội suy (interpolation)
Bùi Tường Phong được Đại học Utah mời làm thành viên nghiên cứu trọn đời (tenure). Cũng trong thời gian này, ông được chẩn đoán mắc bệnh máu trắng (leukaemia). Ông đã được Đại học Stanford mời làm giảng viên năm 1975, thế nhưng trong cùng năm đó, ông đã qua đời.
Trên website của Chuyên ngành Điện toán (School of Computing) của Đại học Utah, Bùi Tường Phong vinh dự nằm trong danh sách 25 nhân vật ưu tú (distinguished faculty and alumni) kể từ lúc chuyên ngành được thành lập đến giờ. Cuộc đời Bùi Tường Phong tuy dừng lại ở tuổi 33 nhưng thành tựu của ông vẫn tồn tại mãi mãi. Tên ông vĩnh viễn là một thuật ngữ khoa học.
Theo Page Keyframe Training, tinhte.vn
Top 4 Phần mềm thiết kế đồ họa 3D tốt nhất hiện nay
Autodesk - 3DS MAX
Trong các phần mềm đồ họa, AutoDesk 3Ds Max có độ phổ biến cao. Nó được đánh giá là rất tuyệt vời, mang lại hiệu quả thiết kế cao. Hiện tại, AutoDesk 3Ds Max thường được dùng trong thiết kế hoạt hình, xây dựng và trình diễn các mô hình 3D.
Hiện tại, AutoDesk 3Ds Max được dùng nhiều trong việc phát triển CIG. Nó mang tới cho người dùng những trải nghiệm hoàn hảo và đơn giản nhất có thể.
AutoDesk 3Ds Max có nhiều chế độ thiết kế. Những hỗ trợ cũng rất đa dạng. Nhờ vậy, người dùng có thể ứng dụng nó vào ngành kiến trúc, thiết kế nội thất. Từ đó, lên ý tưởng và dựng hình ảnh một cách hoàn hảo nhất.
SKETCHUP
SketchUp là một phần mềm chuyên dụng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa 3D. Nó được Google mua lại và phát triển vào năm 2006. Hiện tại, SketchUp được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Nó được đánh giá là đơn giản, khoa học và đặc biệt trực quan.
SketchUp được đánh giá phù hợp cho việc lên ý tưởng. Ở giai đoạn này, SketchUp sẽ hỗ trợ người dùng có được sản phẩm sơ bộ. Đặc biệt, những công cụ hiện đại cho phép người dùng tạo ra hình ảnh chân thực, sống động như thật và có độ chính xác cao.
Hiện tại SketchUp hỗ trợ khách hàng có được bản vẽ định dạng 2D hoặc 3D.
Autodesk - AutoCAD
Chỉ cần biết về đồ họa, ai cũng nắm được những khái niệm cơ bản nhất về AutoCAD. Nó là phần mềm Computer Aided Design. Viết tắt của cụm từ tiếng Anh này chính là CAD. Hiện tại, đây là phần mềm đồ họa 3D phổ biến nhất trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows.
Sở hữu AutoCAD bản quyền chính hãng, bạn có thể trải nghiệm những tiện ích tuyệt vời sau:
- Biến nó trở thành một công cụ soạn thảo kỹ thuật.
- AutoCAD là công cụ tốt nhất áp dụng cho nội thất, xây dựng, công trình kiến trúc.
- AutoCAD là công cụ nổi bật trong việc thiết kế đồ họa
Autodesk - Revit
Đây là phần mềm được phát triển theo hướng Building Information Modeling. Nó hướng đến các đối tượng khách hàng sau:
- Kỹ sư kết cấu.
- Kỹ sư MEP.
Revit cho phép người dùng thiết kế, lập hồ sơ kiến trúc. Việc này được thực hiện với một mô hình 3 chiều có đầy đủ các tham số cần thiết:
- Tham số hình học.
- Thông tin phi hình học.
- Thông tin xây dựng.
Các tính năng nổi bật của phần mềm Revit
- Thiết kế căn nhà với đầy đủ các chi tiết.
- Tự động tạo bản vẽ 3D dựa trên bản 2D có sẵn.
- Điều chỉnh bản vẽ 3D thành 2D.
- Tự động tạo mặt đứng, mặt bằng, mặt cắt.
- Nghiên cứu bóng đổ theo địa điểm, ngày tháng trong năm.
- Có hệ thống thư viện lưu trữ thông minh.
Đây là TOP 4 phần mềm thiết kế đồ hoạt 3D nổi bật nhất hiện nay. Dễ dàng thấy rằng, các phần mềm thiết kế đồ họa 3D có rất nhiều công dụng. Nó giúp việc thiết kế, xây dựng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời, vẫn giữ được chất lượng tuyệt vời của thành phẩm.
Bạn đang không biết nên dùng phần mềm gì, dùng như thế nào? Hãy chọn 1 trong TOP 4 phần mềm thiết kế đồ họa 3D nổi bật trên đây nhé. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đấy!